trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư Thăng Long chia sẻ 3 cách cơ bản viết đoạn văn

Trung tâm gia sư Thăng Long cho rằng một bài văn gồm nhiều đoạn văn. Như vậy, để có một bài văn hay cần có nhiều đoạn văn hay. Vậy làm cách nào để viết một đoạn văn hay? Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ cho bạn 3 cách cơ bản đơn giản nhất để viết đoạn văn.

Trung tâm gia sư Thăng Long nêu quan điểm về đoạn văn cần những gì ?

Trước khi bàn về cách viết như thế nào, ta cần phải biết một đoạn văn cần có những gì. Tương tự như trong cuộc sống, muốn biết đi bằng phương tiện gì, với ai và con đường nào cần phải nắm được mình muốn đi đâu. Quay trở lại đoạn văn, một đoạn văn đúng cần phải có câu chủ đề và toàn bộ các câu trong đoạn phải có sự liên kết với nhau về mặt nội dung và hình thức.
Câu chủ đề là câu chứa đựng nội dung trọng tâm của toàn bộ đoạn văn. Nắm được câu chủ đề, người đọc có thể hiểu được nội dung khái quát mà đoạn văn muốn hướng tới. Do đó, muốn có một đoạn văn đúng, người viết cần xây dựng tốt câu chủ đề.
trung-tam-gia-su-thang-long-chia-se-3-cach-de-viet-mot-doan-van 
Sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn cũng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nếu đoạn văn làm nên linh hồn cho bài văn thì câu văn sẽ làm nên linh hồn cho đoạn văn. Các câu cần có mối liên hệ mật thiết về nội dung và hình thức. Về nội dung, chúng đều phải hướng tới vấn đề trọng tâm của toàn bộ đoạn văn (liên kết chủ đề) và được trình bày theo một bố cục có thứ tự hợp lý (liên kết logic). Về hình thức, có nhiều cách đề liên kết như: phép lặp (lặp lại từ ngữ), phép thế (dùng từ thay thế), phép nối (dùng quan hệ từ), phép liên tưởng tưởng tượng – đồng nghĩa – trái nghĩa (dùng từ cùng trường từ vựng, đồng nghĩa và trái nghĩa).
Đó là những nội dung cơ bản cần đáp ứng để hoàn thành tốt một đoạn văn.

Trung tâm gia sư Thăng Long chia sẻ cách viết đoạn văn ?

Có nhiều cách để xây dựng một đoạn văn: tổng – phân - hợp, quy nạp, diễn dịch, song hành, móc xích… Trong đó, 3 cách đơn giản và cơ bản nhất là tổng – phân – hợp, quy nạp và diễn dịch.
Hình thức của các cách này phụ thuộc vào vị trí mà người viết đặt câu chủ đề trong đoạn văn của mình.
gia-su-thang-long-chia-se-3-cach-de-viet-mot-doan-van
Đối với diễn dịch, câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn.
“Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.”
(Khái Hưng)
Đối với quy nạp, câu chủ đề được đặt ở cuối đoạn văn.
“Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.”
(Trần Thanh Thảo)
gia-su-thang-log-chia-se-3-cach-de-viet-mot-doan-van
Đối với tổng – phân – hợp, có 2 câu chủ đề và được đặt ở đầu và cuối đoạn văn.
“Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
(Vũ Tú Nam)
Trong 3 cách này, tổng – phân – hợp là cách thông dụng nhất.
Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0919 47 12 47
hỗ trợ zalo