trung tâm gia sư biên hòa

Gia Sư Thăng Long chia sẻ 2 cách viết mở bài dễ dàng nhất

Gia Sư Thăng Long thấy mở bài là một trong những phần chính và quan trọng nhất của bài văn. Mở bài thường không khó nhưng luôn chiếm một số điểm nhất định trong toàn bộ đề thi. Theo nhận định của bản thân, đây là một phần khá đơn giản và giáo viên thường không đánh đố học sinh khi chấm điểm. Vậy tại sao chúng ta luôn cảm thấy khó khăn khi viết mở bài? Làm cách nào để dễ dàng viết mở bài cho mọi đề văn? 

Gia Sư Thăng Long cho bạn biết MỞ BÀI cần những gì ?

Trước khi bàn về cách viết, chúng ta cần biết và nắm được những yêu cầu cơ bản của phần mở bài. Mở bài là phần giới thiệu nội dung khái quát của toàn bộ bài văn. Dù hay hay không thì mở bài cần phải gắn liền với yêu cầu đề bài. Điều đó, có nghĩa là, trong phần mở bài ta phải đảm bảo viết được vấn đề trọng tâm và bao quát mà đề bài yêu cầu.
trung-tam-gia-su-thang-long-chia-se-2-cach-viet-mo-bai-de-dang-nhat
Giả sử, ta có một đề văn quen thuộc như sau: 
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
(Trích đề thi môn văn Trung học Phổ Thông Quốc gia năm 2019)
Đối với đề văn này, trong phần mở bài, ta bắt buộc phải giới thiệu được tên tác giả, tên tác phẩm, vị trí đoạn trích và hình tượng trung tâm cần cảm nhận bao gồm: nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, đoạn văn thuộc phần đầu tác phẩm và hình tượng sông Hương.
Tại sao lại như vậy? Các bạn hãy thử hình dung như mình đang viết bài cảm nhận cho một người không biết gì về tác phẩm này. Do đó, cần phải đi từ khái quát đến chi tiết, từ cơ bản đến chuyên sâu. Nó cũng như việc ta giới thiệu họ tên, quê quán, đi chỉ… hay những thông tin cơ bản nhất cho một người lạ mới quen. Việc này chính là để giúp cho người đọc biết được nội dung mà mình đang muốn bàn đến. Đó là những yếu tố cơ bản nhất cần có của mở bài và không thể thiếu cho mọi đề văn.

Gia Sư Thăng Long hướng dẫn bạn MỞ BÀI VIẾT như thế nào ?

Hiểu được mở bài cần những gì, chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu về cách viết mở bài.
trung-tam-thang-long-chia-se-2-cach-viet-mo-bai-de-dang-nhat
Như chúng ta đã biết, về cơ bản, có 2 cách viết mở bài đơn giản: TRỰC TIẾP  và GIÁN TIẾP.
Trực tiếp là viết thẳng vào vấn đề cần bàn luận. Gián tiếp là thông gia một vấn đề trung gian có liên quan rồi mới giới thiệu về nội dung trọng tâm. Dù là cách mở bài nào, chỉ cần đúng yêu cầu (như đã nêu ở trên), người viết đều sẽ đạt được một số điểm như nhau (thường là 0,5 cho mở bài trong bảng điểm chấm thi). 
Đối với cách viết trực tiếp, chúng ta chỉ cần bám sát vào đề thi, nắm vững vấn đề trọng tâm, thêm bớt từ ngữ cho phù hợp và đã có thể có một mở bài hoàn chỉnh.
Lấy đề bài ở trên làm một ví dụ, ta có thể viết được mở bài như sau: Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những tác phẩm độc đáo và xuất sắc nhất ca ngợi về vẻ đẹp nên thơ và trữ tình của dòng sông Hương nổi tiếng. Qua đoạn trích đầu tiên của văn bản, người đọc chúng ta có thể cảm nhận được điều đó.
Chỉ hai câu văn ngắn gọn và xúc tích, chúng ta đã hoàn thành xong một mở bài chỉnh chu và đáp ứng đúng yêu cầu. Vừa tiết kiệm được thời gian vừa nhanh chóng bắt mạch cảm xúc, học sinh sẽ dễ dàng viết tiếp những phần tiếp theo trong thân bài.
Đối với cách viết gián tiếp, chúng ta có rất nhiều cách. Để làm được điều này, học sinh cần linh hoạt trong việc vận dụng những kiến thức liên quan về cùng trọng tâm đề bài như: tác giả, đề tài, đặt câu hỏi, phản đề…. Phần này sẽ tiếp tục được viết sâu sắc và chi tiết trong một bài chia sẻ khác.

 

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0919 47 12 47
hỗ trợ zalo